Giới thiệu

MSc | AI/ML | Cyber Security | DevOps | ITIL | Compliance | Cloud | System | Virtualization | DBA | SAN...

Security/DevSecOps tại VietSunshine CyberSecurity

System & Network Engineer tại HQG

Từng học Thạc sĩ khoa học máy tính - Đại học quốc tế Sài Gòn

Từng học Đại học công nghệ thông tin - ĐHQG TPHCM

Sống tại Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đến từ Lộc Ninh, Bình Phước, Việt Nam

Xem nhiều hơn

Bài mới

Series [K8S]: Phần 3 Install Rancher on Kubernetes
Series [K8S]: Phần 2 Install Ceph Cluster Kubernetes
Series [K8S]: Phần 1 Install Kubernetes Cluster v1.28
Series [CA]: Phần 2 Create SAN Certificate
Linux Route Two Card Network
Resize LVM Disk On Redhat
Series [Powershell]: Phần 1 Encrypting Script Using AES
Series [SIEM]: Phần 05 Postman With Qradar API
Series [CA]: Phần 1 Install CA Windows Server

Quy Luật Mâu Thuẫn & Giải Quyết Mâu Thuẫn

Mở Đầu

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

quy luat mau thuan

– Mâu thuẫn cũ mất đi và mâu thuẫn mới được hình thành

– Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới

– Quá trình giải quyết mâu thuẫn tạo nên sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan.

– Vị trí của quy luật: là “hạt nhân” của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khái Niệm Về Quy Luật Mâu Thuẫn

Mặt Đối Lập

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ của mặt đối lập: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Mâu Thuẫn Biện Chứng

Mâu thuẫn biện chứng là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ sự liên hệ và tác động giữa hai mặt đối lập

Lúc đầu, thuật ngữ mâu thuẫn được dùng trong Lôgic học hình thức để chỉ những phát ngôn, phán đoán trái ngược nhau, một cái khẳng định, một cái phủ định (có và không có; là và không phải là). Về sau thuật ngữ này được dùng trong phép biện chứng của Hêghen và của Mác với một nghĩa rộng hơn, thậm chí khác với nghĩa nguyên thủy của nó; mâu thuẫn đã trở thành một phạm trù triết học, nó không chỉ có trong tư duy, mà cả trong hiện thực khách quan nữa.

Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu chỉ là sự khác nhau giữa hai mặt, về sau biến thành sự đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đi từ chỗ ít gay gắt đến chỗ gay gắt hơn. Quá trình đấu tranh của các mặt đối lập cũng gắn liền với sự giải quyết thường xuyên của mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ, tạm thời; mâu thuẫn thường xuyên được giải quyết nhưng cũng thường xuyên tái lập lại trên cơ sở mới. Chỉ khi mâu thuẫn phát triển đến trình độ chín muồi mới được giải quyết triệt để hoàn toàn.

Quy luật mâu thuẫn biện chứng có vai trò quan trọng nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và được V.I. Lênin coi là “hạt nhân của phép biện chứng”. Nghiên cứu quy luật này giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới khách quan và của tư duy con người, khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình về sự phát triển.

Tính Chất Của Mâu Thuẫn

– Vì mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng nên mâu thuẫn có tính khách quan.

Ví dụ: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt đối lập giữa nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn nhát, trung thực và giả dối, …

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở việc mỗi sự vật, hiện tượng, đều có thể có loại mâu thuẫn khác nhau, sự biểu hiện cũng khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; các mâu thuẫn đều vị trí, vai trò khác nhau trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: MT giữa cá nhân đó với tự nhiên bên ngoài, MT giữa cá nhân đó với các cá nhân khác trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận thức, kinh tế, chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có các mâu thuẫn về phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu, …

Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng, trong tất cả mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại của cả tự nhiên, xã hội, tư duy

Ví dụ: mâu thuẫn cơ học: MT giữa lực và phản lực trong sự tương tác giữa các vật thể; mâu thuẫn vật lý: MT giữa lực đẩy và lực hút giữa các hạt, các phân tử, các vật thể; mâu thuẫn sinh học: MT giữa đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật, …

Phân Loại Mâu Thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng trong tất cả các giai đoạn phát triển của các sự vật, hiện tượng đó.

Dựa trên quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong: sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sự vật. Chẳng hạn như trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật.

Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chẳng hạn, mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật với môi trường; mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ mang tính sự tương đối và tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét. Bời cùng một mâu thuẫn, xét trong mối quan hệ này nó là mâu thuẫn bên ngoài nhưng trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong.

Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, có thể chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn cơ bản quy định bản chất của sự vật, sự phát triển trong tất cả các giai đoạn của sự vật, đồng thời tồn tại trong cả quá trình tồn tại của sự vật.

Mâu thuẫn không cơ bản chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không quy định bản chất của sự vật.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết”

– Dựa trên vai trò của mâu thuẫn với sự tồn tại, phát triển của sự vật trong 01 giai đoạn nhất định, chia mâu thuẫn thành thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó.

Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu

Mâu thuẫn thứ yếu: mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật nhưng không có vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.

Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.

– Dựa trên tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể phân loại mâu thuẫn thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn đối kháng: mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

Ví dụ: Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.

Mâu thuẫn không đối kháng: mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về các lợi ích cục bộ, tạm thời.

Ví dụ: như mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay.

Nội Dung Của Quy Luật

Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.

Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:

Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.

Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.

Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.

Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.

Ý Nghĩa Phương Pháp Luận

Với quy luật mâu thuẫn, ta có thể rút ra một sô ý nghĩa như sau:

– Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.

– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn. Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ biến.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau khi cùng thực hiện một công việc nhưng mỗi người lại một cách thức, phương án riêng. Việc không cùng quan điểm, cách giải quyết dẫn đến tranh cãi, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn về cách giải quyết công việc và đưa ra phướng án tốt nhất, động lực cho sự phát triển, thay đổi, cải tiến.

– Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.

– Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.

– Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

– Đối với sinh viên, tôn trọng quy luật mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.

lap ke hoach

Khi gặp vấn đề không được tránh né, mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này. Đồng thời phải luôn tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó.

Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại, nó đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống bởi kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương hỗ giữa các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự thiếu sót của nhau, đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.

mau thuan

Vận Dụng Quy Luật Trong Giải Quyết Mâu Thuẫn Gia Đình

Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật.

Trong mối quan hệ gia đình, đây là một quy luật tồn tại trong bất kỳ mối quan hệ nào, khi mà hai hay nhiều thành viên trong gia đình có quan điểm khác nhau và không đồng ý với nhau.

mau thuan gia dinh

Một số nguyên nhân phổ biến đến từ:

  • Sự khác biệt cá nhân: Mỗi người trong gia đình có tính cách và quan điểm riêng. Các thành viên trong gia đình có thể có sự khác biệt về quan điểm, giá trị, lối sống, sở thích, hoặc cách nhìn nhận các vấn đề khác nhau.
  • Cạnh tranh: Đôi khi các thành viên trong gia đình cảm thấy cạnh tranh với nhau để có được sự chú ý, tình cảm và tài sản từ cha mẹ hoặc người khác.
  • Không hiểu nhau: Các thành viên trong gia đình có thể không hiểu nhau hoặc không muốn hiểu nhau. Họ có thể không chia sẻ chính xác suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu hoặc hy vọng của mình với nhau.
  • Thay đổi: Gia đình luôn thay đổi theo thời gian và nhu cầu. Những thay đổi này có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
  • Cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau: Các thành viên trong gia đình có thể có cách giải quyết xung đột khác nhau. Một số người có thể muốn giải quyết xung đột bằng cách trực tiếp thảo luận và tìm kiếm giải pháp, trong khi đó một số người có thể tránh đối đầu hoặc chủ động né tránh.
  • Kỳ vọng và áp lực: Các thành viên trong gia đình có thể có kỳ vọng và áp lực đối với nhau. Điều này có thể tạo ra một cảm giác bất hòa và sự thất vọng khi một người không đáp ứng được mong đợi của người khác.
  • Tình cảm và sự độc lập: Mâu thuẫn có thể phát sinh khi một người cảm thấy không được yêu thương hoặc tôn trọng, hoặc khi họ muốn tự do và độc lập hơn.

Để giải quyết mâu thuẫn, các thành viên trong gia đình cần phải đưa ra các giải pháp hợp lý và tôn trọng ý kiến ​​của nhau. Một số cách để giải quyết mâu thuẫn các thành viên trong gia đình:

  • Tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn: Việc tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn có thể giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Các thành viên trong gia đình nên thảo luận để tìm hiểu các quan điểm và mong muốn của nhau, để có thể hiểu và đưa ra những quyết định phù hợp.
  • Thảo luận và đưa ra giải pháp hợp lý: Các thành viên trong gia đình cần phải thảo luận với nhau để tìm ra giải pháp hợp lý. Họ nên lắng nghe và chia sẻ những ý kiến ​​và quan điểm của mình một cách trung thực và tôn trọng.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thứ ba: Nếu các thành viên trong gia đình không thể giải quyết mâu thuẫn của họ, họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thứ ba như nhân viên tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn gia đình.
  • Tôn trọng lẫn nhau: Việc tôn trọng lẫn nhau là yếu tố quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Các thành viên trong gia đình nên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến ​​của nhau, tránh quan điểm thiên vị hoặc lấy một phía.
  • Tạo sự đồng thuận và chấp nhận: Các thành viên trong gia đình nên cố gắng đạt được sự đồng thuận với nhau và chấp nhận quan điểm, giá trị, và mong muốn của nhau để giải quyết mâu thuẫn. Nếu không đồng ý với ý kiến của người khác, họ nên thảo luận để đưa ra giải pháp hợp lý cho cả gia đình.

Tóm lại, mâu thuẫn là một hiện tượng bình thường và không thể tránh khỏi trong cuộc sống gia đình, nó không phải là vấn đề đáng sợ, mà cần được giải quyết một cách hợp lý và đúng đắn, tôn trọng ý kiến của nhau để duy trì mối quan hệ gia đình một cách tốt đẹp và bền vững.

Kết Luận

Trong cuộc sống, luôn luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một mặt có thể xem là thiện, mặt khác có thể xem là ác. Hai mặt này luôn mâu thuẫn, đấu tranh không ngừng trong con người chúng ta. Trong một vở diễn lúc sinh thời, cố nghệ sĩ Chí Tài có nói: “Con người sinh ra như tờ giấy trắng. Sống sao đừng trở thành tờ giấy than!”.

giai quyet mau thuan

Có thể hiểu, mặt thiện tức là tờ giấy trắng, mặt ác tức là tờ giấy than. Bản thân mỗi con người chúng ta, từ sâu bên trong phải đấu tranh làm sao để mặt thiện chiến thắng mặt ác, để giữ con người luôn luôn là “tờ giấy trắng” chứ không được để trở thành “tờ giấy than”. Chính những mâu thuẫn này giúp cho mỗi người có cơ hội để phát triển, để thay đổi bản than, thêm phần sáng tạo, rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cách để nắm lấy những cơ hội đó, không gì khác ngoài tìm ra phương hướng để tự giải quyết vấn đề. Đó chính là những gì mà chúng ta cần rút ra được từ quy luật mâu thuẫn, từ đó phát triển học thức và đổi mới bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LƯỢT TRUY CẬP

Đang Online 0
Hôm nay 22
Hôm qua 55
Tổng truy cập 29560

Xem nhiều

Series [K8S]: Phần 3 Install Rancher on Kubernetes
Series [K8S]: Phần 2 Install Ceph Cluster Kubernetes
Series [K8S]: Phần 1 Install Kubernetes Cluster v1.28
Series [CA]: Phần 2 Create SAN Certificate

Video